Copyright @Nukeviet

Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống

Thứ ba - 19/10/2021 14:01
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, bài giảng trực tuyến (E-learning) được nhiều đơn vị giáo dục lựa chọn là công cụ hữu dụng giúp cho việc học tập không bị gián đoạn khi nhà nước thực hiện giãn cách. Vậy giữa bài giảng truyền thống và bài giảng trực tuyến có những sự khác nhau cơ bản nào? Hãy cùng NukeViet Edu Gate phân tích qua bài viết sau.
Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống
Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống

Khái niệm Bài giảng trực tuyến và bài giảng truyền thống

Đầu tiên, chúng ta cùng xét qua khái niệm về bài giảng trực tuyến và bài giảng truyền thống:
  • Bài giảng trực tuyến: E-learning hay đầy đủ là Electronic learning, là một thuật ngữ mô tả hoạt động học tập, giảng dạy và đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính, iPad,...). Bài giảng E-learning là hình thức tổ chức bài giảng dựa trên các thiết bị công nghệ đó thông qua môi trường Internet.

    Xem chi tiết

  • Bài giảng truyền thống: Được hiểu là những bài giáo án được giáo viên biên soạn và thường rất ít tài liệu minh họa sinh động. Đối với những tiết học được giảng dạy theo bài giảng truyền thống, giáo viên thường sẽ đưa ra những ý chính trong sách giáo khoa theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và đưa ra kết luận sau mỗi buổi học (hoặc bài giảng). Nhiệm vụ của học sinh là ghi chép cẩn thận, đầy đủ, phát biểu xây dựng bài và chú ý nghe giáo viên giảng bài để tiết học diễn ra trôi chảy, suôn sẻ.

e learning và truyền thống
Bài giảng E-learning và Bài giảng truyền thống là 2 hình thức tổ chức bài giảng khác nhau

Như khái niệm ở trên, ta có thể thấy so với bài giảng truyền thống thì bài giảng trực tuyến được xem là hiệu quả và hiện đại hơn nhiều, đặc biệt là trong thời gian đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường.

Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống

Hãy cùng NukeViet Edu Gate điểm qua một số khác nhau cơ bản của bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống ngay dưới đây nhé! 

1. Nền tảng xây dựng

Bài giảng truyền thống được thiết kế trên nền tảng giáo án là chính, thường các giáo viên sẽ viết tay hoặc biên soạn bằng file word và tổ chức giảng dạy tại một địa điểm offline cố định (cụ thể là trường học)

Đối với bài giảng trực tuyến (E-learning), việc thiết kế bài giảng được thực hiện hoàn toàn nhờ vào thiết bị công nghệ và giảng dạy trực tiếp qua mạng lưới Internet, việc học sẽ trở nên đơn giản hơn vì họ có thể học bất cứ ở đâu.

2. Tài liệu tham khảo

Việc giảng dạy theo hình thức truyền thống, người học sẽ phải bỏ tiền để mua giáo trình theo bài giảng và phải ghi chép toàn bộ nội dung bài học một cách cẩn thận, vì đó là tài liệu chính mà họ sẽ phải lưu trữ để sử dụng cho việc ôn tập và thi cử.

Riêng với bài giảng trực tuyến, người học có thể sẽ nhận được những file, tệp đính kèm, chỉ cần mở ra và ghi chép những ý chính mà họ cho là quan trọng mà không cần phải trình bày quá dài dòng. Mặt khác, họ có thể xem lại bài giảng bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào mà họ muốn, bằng cách download về máy hoặc xem trực tiếp trên hệ thống website.

3. Hiệu quả truyền tải

So với bài giảng truyền thống, bài giảng trực tuyến thường được xây dựng dựa trên sự kết hợp các kiến thức qua hình ảnh, âm thanh, biểu đồ sinh động,... điều này sẽ giúp cho người học có hứng thú hơn trong quá trình học. Đồng thời, giáo viên cũng có hứng thú để tạo các bài giảng phục vụ cho tiết học sôi nổi và hiệu quả hơn.
 

Bài giảng trực tuyến - bài giảng truyền thống, lựa chọn nào là tối ưu?

Với những gì NukeViet Edu Gate đã chia sẻ về sự khác nhau giữa bài giảng truyền thống và bài giảng trực tuyến, bạn có thể hoàn toàn cân nhắc để lựa chọn cho mình một hình thức triển khai phù hợp. 

Thực tế cho thấy rằng hệ thống đào tạo trực tuyến đang ngày càng được nâng cấp và đổi mới, sẵn sàng phát huy tối đa những lợi thế để góp phần vào việc cải cách và đổi mới giáo dục, bằng chứng là việc người dùng sử dụng phần mềm quản lý giáo dục trong việc giảng dạy trực tuyến ngày càng nhiều và tiếp cận được rất nhiều học viên.

Để xây dựng kho bài giảng trực tuyến, các đơn vị giáo dục có thể tham khảo module kho bài giảng của Phần mềm NukeViet Edu Gate, được công ty Cổ phần Phát triển Nguồn mở Việt Nam (VINADES) xây dựng và phát triển từ năm 2017 dựa trên dự án xây dựng kho bài giảng E-learning cho Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). Đây có thể nói là kho bài giảng lớn nhất cả nước, được xây dựng để nhân rộng và lưu trữ tài liệu cho các thế hệ sau này.

igiaoduc
Kho bài giảng E-learning của Cục Công nghệ thông tin

Một số đơn vị giáo dục đã sử dụng sản phẩm E-learning của NukeViet Edu Gate như Kho bài giảng E-learning của Cục công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://elearning.moet.edu.vn/https://igiaoduc.vn), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Thanh Oai (http://thanhoaiedu.vn/elearning), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Hà Đông (https://pgdhadong.edu.vn/elearning), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Thủ Dầu Một (https://elearning.tptdm.edu.vn)

Như vậy, NukeViet Edu Gate đã chia sẻ xong những khác nhau cơ bản giữa bài giảng trực tuyến (E-learning) và bài giảng truyền thống, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn mới mẻ hơn về việc đào tạo trực tuyến và tiến hành triển khai cho đơn vị của mình.

Nếu có vấn đề gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với NukeViet Edu Gate qua:

  • Fanpage: NukeViet Edu Gate
  • Hotline: (+84) 936226385 (Ms. Ngọc) - 0903287277 (Ms. Hằng) - 0987893519 (Ms. Quỳnh)  
  • Email: kinhdoanh@vinades.vn

XEM THÊM: 
1. VINADES xây dựng Kho bài giảng lớn nhất cả nước
2. Bài giảng E-learning là gì?
3. TOP 5 kho bài giảng E-learning phong phú và chất lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây