E-learning hay đầy đủ là Electronic learning, là một thuật ngữ mô tả hoạt động học tập, giảng dạy và đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính, iPad,...). Bài giảng E-learning là hình thức tổ chức bài giảng dựa trên các thiết bị công nghệ đó thông qua môi trường Internet.
Để có thể sử dụng được E-learning, người dùng cần chuẩn bị ít nhất một thiết bị công nghệ có kết nối mạng và những nội dung bài học đã được lưu sẵn cùng với một số công cụ phần mềm bổ trợ. Người giảng dạy, đào tạo (cụ thể là giáo viên) sẽ thông qua máy chủ này và truyền đạt các tài liệu, hình ảnh, … và cùng tương tác với người học.
Hình thức giảng dạy bằng hệ thống E-learning ra đời đã giúp cho việc giảng dạy, học tập và đào tạo từ xa trở nên thuận tiện, hấp dẫn và tối ưu hơn so với hình thức giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, hình thức nào thì cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vậy ưu, nhược điểm của bài giảng E-learning là gì?
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. So với việc giảng dạy truyền thống, dạy học qua E-learning sẽ giúp cho cả giáo viên và người học tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí ăn ở, đi lại từ nơi ở tới nhà trường, trung tâm. Đồng thời, cắt giảm được các chi phí phục vụ cho việc giảng dạy truyền thống như chi phí mua công cụ giảng dạy, tiền điện, tiền nước, giấy, bút, mực in,...
Không bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian. E-learning sẽ giúp chúng ta có thể học bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn muốn mà không cần sắp xếp thời gian để phù hợp với thời gian biểu. Bạn có thể tham gia và duy trì việc học của mình ở mọi khung giờ và địa điểm có thể tự linh hoạt, bất kể là ở nhà, quán cafe,.. Điều này sẽ giúp bạn có thể cân bằng và đạt hiệu quả hơn trong việc học và các hoạt động cá nhân khác.
Nâng cao tính tự giác, chủ động. Hình thức đào tạo trực tuyến sẽ không chịu những ràng buộc và hối thúc từ thầy cô, chính vì vậy, người học phải tự chủ động sắp xếp thời gian học tập sao cho phù hợp với quỹ thời gian và nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống E-learning, người học sẽ được tiếp cận những nguồn tài nguyên, tài liệu có sẵn, được cập nhật liên tục, khi bạn cần kiến thức bổ trợ, chỉ cần xem lại bài học trên hệ thống là được.
Kỹ năng công nghệ thông tin của cả giáo viên và người học còn hạn chế. Khó khăn lớn nhất của việc giảng dạy và học tập trực tuyến đó là kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ còn hạn chế của cả giáo viên và người học. Một số giáo viên lớn tuổi hoặc những người học ở vùng sâu vùng xa, ít được tiếp xúc với công nghệ thì việc triển khai trên hệ thống E-learning là một rào cản cực kỳ lớn, gây khó khăn đến việc xây dựng bài giảng và học tập trên hệ thống E-learning.
Bất cập về tính bảo mật của hệ thống. Việc nhiều người đăng nhập vào hệ thống cùng lúc sẽ khó kiểm soát và có khả năng sập hệ thống hoặc có nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ.
Khó khăn trong việc giảng dạy một số nội dung thí nghiệm, thực hành. Với những ưu điểm của việc học trực tuyến đã nêu ở trên thì việc giảng dạy qua hệ thống bài giảng E-learning sẽ không thật sự hiệu quả đối với những nội dung học liên quan đến thí nghiệm, thực hành. Nếu như nội dung học chỉ có những lý thuyết suông thì người học sẽ rất khó để tự mình thực hành các thí nghiệm. Bên cạnh đó, việc giảng dạy qua hệ thống bài giảng E-learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan đến ngoại khóa và các hoạt động rèn luyện, hình thành kỹ năng mềm cho người học.
So với hình thức đào tạo thông qua hệ thống bài giảng E-learning thì hình thức dạy học truyền thống có những ưu điểm như: giúp giáo viên và người học tương tác tốt hơn (phương pháp dạy học trực tuyến mặc dù đã có công nghệ hỗ trợ việc tương tác và phản hồi tuy nhiên nó vẫn không so sánh được với việc trực tiếp làm việc với giáo viên. Thực tế, đa số người học trực tuyến đều ít hoàn thành được khóa học hơn so với người học truyền thống, nhất là các môn về anh văn hoặc năng khiếu). Bên cạnh đó, việc dạy học truyền thống còn giúp học sinh tăng cường không gian và kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua việc trực tiếp gặp gỡ bạn bè, thầy cô, luyện tập thể dục thể thao... Tuy nhiên, hình thức đào tạo truyền thống cũng tồn tại những nhược điểm như: bị ràng buộc bởi thời gian và không gian, tốn nhiều chi phí triển khai, không thể lưu trữ lại bài giảng mà chỉ phụ thuộc vào mức độ ghi chép của người học…
Với những gì NukeViet Edu Gate đã chia sẻ về những ưu và nhược điểm giữa 2 hình thức đào tạo thông qua hệ thống bài giảng E-learning và dạy học truyền thống, bạn có thể hoàn toàn cân nhắc để lựa chọn cho mình một hình thức triển khai phù hợp.
Thực tế cho thấy rằng hệ thống đào tạo trực tuyến đang ngày càng được nâng cấp và đổi mới, sẵn sàng phát huy tối đa những lợi thế để góp phần vào việc cải cách và đổi mới giáo dục, bằng chứng là việc người dùng sử dụng phần mềm quản lý giáo dục trong việc giảng dạy trực tuyến ngày càng nhiều và tiếp cận được rất nhiều học viên.
Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tương lai việc áp dụng giảng dạy, học tập và đào tạo thông qua hình thức đào tạo trực tuyến sẽ được đẩy mạnh và có khả năng thay thế các khóa học truyền thống như hiện nay. Bởi lẽ, với xu hướng công nghệ hóa thì người dùng có thể sử dụng công nghệ để học tập và trau dồi kiến thức họ cần để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Trong tương lai, khi xu hướng đào tạo trực tuyến qua hệ thống bài giảng E-learning ngày càng phát triển và mở rộng thì không chỉ các khóa học ngắn hạn, hệ thống giáo dục từ bậc Đại học xuống bậc THPT và các bậc thấp hơn cũng sẽ dần triển khai theo hình thức đào tạo trực tuyến, bởi lẽ hình thức này đang ngày càng được ưa chuộng vì những hiệu quả và sự thuận tiện mà nó đem lại.
Các thầy cô giáo có thể sử dụng phần mềm/module Elearning, một sản phẩm của NukeViet Edu Gate, để Thêm bài giảng mới hoặc Thêm, sửa bài học và bài giảng. Xem thêm về cách sử dụng module E-learning.
Phần mềm/module E-learning được công ty Cổ phần Phát triển Nguồn mở Việt Nam (VINADES) xây dựng và phát triển từ năm 2017 dựa trên dự án xây dựng kho bài giảng E-learning cho Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). Đây có thể nói là kho bài giảng lớn nhất cả nước, được xây dựng để nhân rộng và lưu trữ tài liệu cho các thế hệ sau này.
Trong thời gian qua, một số đơn vị Phòng - Sở giáo dục trên cả nước cũng đã làm việc với NukeViet Edu Gate với mong muốn xây dựng riêng cho đơn vị của mình một phần mềm/module E-learning với các chức năng tương tự để hỗ trợ việc xây dựng kho bài giảng và chia sẻ tài liệu trong cùng hệ thống. Tích hợp phần mềm/module này vào sẽ giúp các đơn vị Phòng - Sở có thể quản lý, lưu trữ và chia sẻ tài liệu giảng dạy một cách dễ dàng và thuận tiện nhất!
Một số đơn vị giáo dục đã sử dụng sản phẩm E-learning của NukeViet Edu Gate như Kho bài giảng E-learning của Cục công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://elearning.moet.edu.vn/ và https://igiaoduc.vn), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Thanh Oai (http://thanhoaiedu.vn/elearning), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Hà Đông (https://pgdhadong.edu.vn/elearning), kho bài giảng E-learning của Phòng GD&ĐT Thủ Dầu Một (https://elearning.tptdm.edu.vn).
Trên đây là những chia sẻ của NukeViet Edu Gate về những kiến thức về bài giảng E-learning, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn mới mẻ hơn về việc đào tạo trực tuyến và tiến hành triển khai cho đơn vị của mình.
Nếu có vấn đề gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với NukeViet Edu Gate qua:
Fanpage: NukeViet Edu Gate
Hotline: (+84) 936226385 (Ms. Ngọc) - 0903287277 (Ms. Hằng) - 0987893519 (Ms. Quỳnh)
Email: kinhdoanh@vinades.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn